Scroll to Top
Những điều hầu hết mọi người đang rất sai lầm khi sử dụng trang sức hình phật
2021 views

Đeo trang sức hình Phật bằng ngọc, đá quý, vàng bạc… đang ngày càng phổ biến trong xã hội. Không những Phật tử mà cả những người ngoại đạo cũng rất chuộng đồ trang sức này. Điều này có nên hay không? Hãy cùng tu vi 2018 tìm hiểu nhé

Tương truyền khi sinh thời, Đức Phật yêu cầu các đệ tử không vẽ tranh hoặc tạc tượng. Ngài không mong muốn được mọi người tôn sùng hay sùng bái. Tuy nhiên, về sau này, các Phật tử vẫn vẽ tranh, tạc tượng, điêu khắc ra chân dung Ngài. Đây là điều bình thường, bởi khi đã tôn sùng, sùng bái ai đó, mọi người đều mong muốn ghi lại hình ảnh của họ. Hơn thế, có người còn tin rằng, đeo trang sức hình Phật sẽ mang lại cho họ nhiều may mắn, bình an.

Ngoài việc đeo trang sức khắc hình Phật, một số người còn xăm cả hình Phật hay những hoa văn liên quan đến Phật giáo kín lưng, xăm lên tay hoặc cả trên bắp đùi… Việc này nên suy ngẫm thế nào cho đúng?

“Chiếc áo không làm nên thầy tu”

Trên con đường tu tập về tâm linh, ngoại trừ những người thực sự yêu thích hình ảnh tượng Phật muốn sử dụng với mục đích trang trí, chúng ta không nên để vật chất ảnh hưởng đến bản thân mình quá nhiều.

Không nên đeo trang sức có hình Phật, đeo vòng, chuỗi, mua những món đồ mang tính Phật giáo để trưng quanh nhà và cho rằng mình đang “tu tập”, đang rất “tinh tấn”.

“Chiếc áo không làm nên thầy tu”, những đồ vật này không phải phương tiện giúp chúng ta tu tập, cũng không phải “bằng chứng” về sự tinh tấn của chúng ta.

Việc xăm hình ảnh Chư Phật lên kín lưng, trên tay, trên cả bắp đùi… cũng là điều không nên. Phật nào ngự ở nơi bắp tay, bắp đùi hay trên lưng vậy?

Có người thanh minh xăm hình như thế giúp tĩnh tâm hơn những lúc sân hận. Lúc cơn sân nổi lên thì liệu có ai đủ bình tĩnh để vén quần, vén áo lên để nhìn Phật cho “hạ hỏa” không? Muốn thế có khi lúc nào cũng phải cởi trần, mặc quần đùi để nhìn thấy Phật suốt. Nếu vậy, cớ sao họ không xăm luôn hình Phật ngự ngay giữa mặt để mỗi khi soi gương lại một lần nhắc nhở bản thân và “khuyến tấn” người khác tu tập nhỉ?

Một cách nghĩ sai lầm nữa là: chúng ta đeo trang sức gắn hình Phật, đeo chuỗi hạt chỉ để mọi người biết chúng ta là Phật tử thuần thành. Việc trở thành một Phật tử không phải một danh hiệu để khoe, để “treo biển thông báo”, để khoe khoang bằng cách đeo những món đồ liên quan đến Phật giáo. Đó là một quá trình tu tập, tu dưỡng lâu dài, không ngừng nghỉ.

Coi trang sức hình Phật là một thứ bùa chú – Hoàn toàn sai lầm

Đeo trang sức có hình Đức Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát,… không phải để “xua đuổi ma quỷ” hay là cầu may mắn, cầu che chở. Không nên xem van han nam 2018 rồi coi những món đồ có hình ảnh tâm linh này là một thứ bùa chú bởi như vậy là đi ngược lại tinh thần Phật giáo

Việc chuyển hóa tâm tính là do tự lực của mình, không phải dựa vào người khác, dù đó là đức Phật hay hình ảnh của Người đi chăng nữa. Chúng ta cần siêng năng nỗ lực tu tập để dẹp trừ dần bản ngã, hoàn thiện bản thân để đến được với con đường giác ngộ và giải thoát.

Chứ chúng ta lại dựa vào sợi dây chuyền mang hình Phật mà muốn được thành tựu thì chẳng khác gì “nấu cát thành cơm”. Nếu thực sự mấy sợi dây chuyền mang mặt Phật có tác dụng như vậy thì chúng ta chẳng cần tu tập làm gì, chỉ cần đeo hình Phật là đủ.

Tuy nhiên, khi gặp những khó khăn hay những tình huống không thuận lợi trong cuộc sống, do tâm trạng tiêu cực, cay đắng, uất hận, chúng ta có thể nóng nảy, làm những việc sai lầm.