Theo quan niệm dân gian, bà bầu kiêng tuyệt đối ăn đào nhất là trong 3 tháng đầu bởi đào sẽ gây sẩy thai. Vậy, quan niệm này có đúng hay không? Hãy cùng chuyên trang chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tìm hiểu vấn đề này tại đây nhé
Theo một số nghiên cứu mới đây, đào là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và có thể được ăn khi mang thai. Vitamin C có trong đào giúp cho xương, răng, da, cơ và các mạch máu của em bé phát triển khỏe mạnh. Vitamin C cũng hỗ trợ quá trình hấp thu sắt, một vi chất rất quan trọng cần thiết trong suốt quá trình mang thai cho cả mẹ và bé.
Lượng folate có trong đào giúp ngăn chặn các dị tật về ống thần kinh như tật nứt đốt sống. Kali trong đào giúp làm giảm tình trạng co thắt cơ và giảm mệt mỏi thường gặp trong thai kỳ. Lượng chất xơ có trong đào có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và làm giảm táo bón, một vấn đề mà nhiều bà bầu rất lo ngại.
Nhưng không phải tự nhiên mà trong dân gian mọi người thường truyền tai nhau về kinh nghiệm không cho bà bầu ăn trái đào. Trong trái đào có chứa rất nhiều đường vì vậy, nếu ăn nhiều đào trong thời gian mang thai phụ nữ dễ dàng bị chứng tiểu đường thai kỳ.
Xem: Cách cho trẻ sơ sinh bú hiệu quả
Hơn nữa, bản thân trái đào có tính nóng, không tốt cho hệ tiêu hóa. Nếu ăn nhiều đào bà bầu có thể bị xuất huyết và táo bón. Lông ở vò trái đào rất dễ gây ngứa khiến cho bà bầu dễ bị dị ứng và rát cổ họng khi ăn. Do đó, bạn nên loại bỏ đào ra khỏi danh sách hoa trái ăn hàng ngày trong thời kỳ mang thai.
Lưu ý khi ăn đào
Đào chứa rất nhiều vitamin A nên sử dụng đào tươi là tốt nhất. Bạn cũng nên gọt bỏ vỏ đào trước khi ăn để tránh bị ngộ độc và hạn chế được việc ngứa, rát cổ họng do lông đào gây ra.
Nước ép đào cũng an toàn cho phụ nữ mang thai nhưng bạn nên dùng với liều lượng vừa phải.